Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Home > Đầu tư - đấu thầu > Posts > CHẤP NHẬN ĐĂNG KÝ BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG 4 CẦU – CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI CẦU HẬU GIANG
Dự án đã hoàn tấtThứ 5, Ngày 25/04/2013, 07:55

CHẤP NHẬN ĐĂNG KÝ BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG 4 CẦU – CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI CẦU HẬU GIANG

 

____________ 
 
            Ngày 12/3/2013, Ủy ban nhân dân quận 6 đã có Thông báo số 28/TB-UBND-TNMT về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án: “Xây dựng 4 cầu – Công trình xây dựng mới cầu Hậu Giang”. Theo đó, bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án: “Xây dựng 4 cầu – Công trình xây dựng mới cầu Hậu Giang” đã được đăng ký tại Ủy ban nhân dân quận 6. Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Nâng cấp Đô thị có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký và Thông báo này là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Dự án: “Xây dựng 4 cầu – Công trình xây dựng mới cầu Hậu Giang”. Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Nâng cấp Đô thị phải báo cáo với Ủy ban nhân dân quận 6 khi có những thay đổi, điều chỉnh nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân quận 6./.
TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI CẦU HẬU GIANG
I. Thông tin chung:
1. Tên dự án đầu tư: Xây dựng 4 cầu (cầu Lê Văn Sỹ, cầu Kiệu, cầu Bông trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và cầu Hậu Giang trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm).
Tên công trình: XÂY DỰNG MỚI CẦU HẬU GIANG
Địa điểm: Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tên chủ đầu tư dự án:
Đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Nâng cấp Đô thị thành phố.
Địa chỉ: số 5 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Vị trí thực hiện dự án:
Cầu Hậu Giang trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm; nằm trên trục đường Hậu Giang nối từ Phú Lâm với Chợ Lớn thuộc địa bàn quận 6; dài 71 m, rộng 26 m, tại trọng HL93.
4. Khối lượng công việc của dự án bao gồm: phá dỡ cầu cũ, xây dựng cầu mới. Tổ chức thi công chủ đạo như sau:
* Công tác chuẩn bị:
- Di dời toàn bộ đường dây, đường ống phía bên phải của công trình sang cầu tạm và/gá treo tạm được xây dựng bên trái;
- Tháo dỡ toàn bộ cầu để thi công cầu mới;
- Nạo vét, thanh thải lòng kênh và thi công hoàn thiện kè bờ;
- Sau khi thi công xong thực hiện công tác hoàn thiện.
* Thi công mố:
- San tạo mặt bằng thi công;
- Định vị tim móng và tim cọc khoan nhồi;
- Thi công cọc khoan nhồi;
- Đào đất hố móng bằng máy kết hợp thủ công;
- Thi công lớp bê tông đệm móng;
- Đập đầu cọc, vệ sinh hố móng;
- Lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép, văng chống; đổ bê tông bệ mố, thân và tường cánh mố;
- Đắp đất mố.
* Thi công trụ:
- Xác định vị trí trụ;
- Định vị vị trí cọc khoan nhồi;
- Thi công cọc khoan nhồi;
- Đập đầu cọc;
- Lắp dựng cốp thép, ván khuôn, thi công bê tông xà mũ trụ, bệ kê gối v.v…
- Thanh thải lòng sông.
* Thi công kết cấu nhịp:
- Các phiến dầm được đúc tại công xưởng và vận chuyển về vị trí bằng xe chuyên dụng kết hợp xà lan;
- Sử dụng dầm dẫn kết hợp cần cẩu lắp dầm vào vị trí nhịp;
- Bố trí cốt thép và đổ bê tông lớp liên kết bản;
- Lắp dựng ván khuôn, bố trí cốt thép và đổ bê tông gờ lan can;
- Thi công lớp phòng nước và đổ bê tông asphalt mặt cầu;
- Lắp đặt khe co giãn, ống thoát nước, chiếu sáng;
- Hoàn thiện cầu.
* Thời gian thi công: dự trù 9 tháng.
1. Dự kiến triển khai thi công: tháng 07/2013 đến hết tháng 09/2014.
2. Dự kiến hoàn thành dự án: trước tháng 09/2014.
II. CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
            Hoạt động thi công các hạng mục sẽ phát sinh tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Các tác động chính và biện pháp giảm thiểu tác động được dự báo và trình bày tóm tắt như sau:
Các hoạt động chính
Mức độ tác động
Biện pháp giảm thiểu tác động
A. GIAI ĐOẠN TRƯỚC THI CÔNG
 
Giải phóng mặt bằng
 
Không tác động
Dự án không tiến hành giải phóng mặt bằng nên không có những tác động về mặt môi trường lên các đối tượng xung quanh khu vực dự án.
B. GIAI ĐOẠN THI CÔNG
1. Ô nhiễm do bụi:
- Ô nhiễm bụi/không khí từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và chất thải từ công trường.
- Ô nhiễm bụi/không khí do tập kết phương tiện thi công tại công trường.
- Ô nhiễm bụi do bụi phát tán từ công trường đang thi công.
 
 
 
 
 
Mức độ tác động khá, xảy ra trong thời gian nhất định và có thể khắc phục.
- Sử dụng các thiết bị xây dựng và thi công công trình phù hợp nhất nhằm giảm thiểu các tác động ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
- Quản lý chặt chẽ khu vực tập kết nguyên vật liệu và thiết bị thi công, tránh rơi vãi nguyên liệu vận chuyển, thực hiện việc che phủ, xây dựng nhà kho chứa tạm nguyên vật liệu (nếu cần thiết) để tránh phát tán vào môi trường xung quanh, trang bị hàng rào ngăn cách các khu tập kết này.
- Giảm phát sinh bụi bằng cách giảm thiểu tối đa việc xáo trộn và xử lý đất.
- Phụ bạt xe tải chuyên chở nguyên vật liệu và đất đào.
- Điều chỉnh tốc độ phương tiện lưu thông trong công trường.
- Tưới nước công trường khi cần thiết.
- Tránh xe cộ lưu thông trên các bãi đất.
- Thiết lập tường chắn gió gây ra bụi đối với một số hạng mục thi công lớn.
- Sử dụng thiết bị và phương tiện phải đạt tiêu chuẩn về khí thải.
2. Ô nhiễm do nước thải:
- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân.
- Ô nhiễm do nước thải xây dựng.
Mức độ tác động khá, xảy ra trong thời gian nhất định và có thể khắc phục.
- Lắp đặt nhà vệ sinh di động trong thời gian hoạt động và hợp đồng với đơn vị cung cấp đến thay thế bể chứa phân định kỳ.
- Tăng cường vệ sinh công trường, che phủ các bãi vật liệu, bãi thải, các kho hóa chất, xăng dầu tránh nước mưa, xây dựng các hố ga để lắng cạn trước khi xả ra kênh.
3. Ô nhiễm do chất thải rắn:
- Chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải rắn xây dựng.
Mức độ tác động trung bình, xảy ra trong thời gian nhất định và có thể khắc phục.
- Tất cả các loại chất thải rắn phát sinh trong công trường đều thu gom bỏ vào thùng chứa có nắp đậy và dán nhãn trên thùng chứa. Hợp đồng với đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt và xây dựng mang đi xử lý.
- Yêu cầu công nhân không xã rác bừa bãi trên công trường.
Các tác động chính
Mức độ tác động
Biện pháp giảm thiểu tác động
4. Tắc nghẽn giao thông tạm thời:
- Cản trở giao thông trên đường/cản trở lối vào các công trình công cộng như trường học, Trung tâm y tế, v.v... do vật liệu xây dựng.
- Có thể gây mất trật tự an ninh, cản trở lưu thông do tập kết công nhân và tạo ra chất thải mới (có thể) do sinh hoạt của những công nhân trực tiếp thi công, đặc biệt tại các vị trí có tập kết công nhân.
 
 
 
 
Mức độ tác động khá, xảy ra trong thời gian nhất định và có thể khắc phục.
- Phối hợp với địa phương để điều phối lưu thông và giảm thiểu tắc nghẽn.
- Các lối đi tạm thời phải được xác định trước khi tiến hành thi công và nâng cấp khi cần thiết.
- Việc vận chuyển và cung cấp vật liệu cho suốt quá trình thi công cũng cần thực hiện theo lịch trình và đúng giờ quy định, tránh giờ cao điểm do nạn kẹt xe.
-Thiết kế lộ trình cho các phương tiện thi công nhằm tránh tắc nghẽn giao thông cho khu vực.
- Phải duy trì hệ thống rào chắn quanh các khu vực thi công để xác định rõ ranh giới khu vực thi công không được phép sử dụng.
- Việc phân luồng giao thông nên được sử dụng một cách hợp lý trong giờ cao điểm.
- Cầu Hậu Giang: Lộ trình thay thế dành cho xe ôtô lưu thông trên đường Hậu Giang từ quận 6 sang quận Bình Tân hoặc ngược lại sẽ đi qua cầu Phạm Văn Chí, cầu Lò Gốm và cầu Ông Buông.
5. Các tác động xã hội:
Một số điểm nhạy cảm cách Dự án 500m có thể kể đến như sau:
- Trường Mầm non Ánh Dương.
- Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
- Trường THPT Dân lập Phan Bội Châu.
- Trường Mầm non Rạng Đông. Ngoài ra, còn một số đối tượng cần chú ý là chợ hoa Hậu Giang (gần chân cầu Hậu Giang).
 
 
 
Mức độ tác động khá, xảy ra trong thời gian nhất định
- Về biện pháp kỹ thuật, các biện pháp thi công lựa chọn hiện tại là tối ưu cho các đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng.
- Về giao thông, phương án tổ chức giao thông có thể gia tăng áp lực lên các khu vực lân cận và các đối tượng này. Tuy nhiên, thời gian thi công ngắn (09 tháng), đồng thời áp dụng đầy đủ phương án điều tiết giao thông và bố trí người điều tiết giao thông sẽ giảm thiểu tác động này.
- Về quản lý, thời gian thi công phải được thông báo công khai, hạn chế thi công vào ban đêm, nếu có phải thông báo đến chính quyền địa phương.
6. Các tác động khác:
- Xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất.
- Các rủi ro môi trường, tai nạn lao động, cháy nổ khi thi công.
- Ảnh hưởng đến kết cấu nhà dân lân cận.
- Ảnh hưởng đến công trình ngầm, nổi.
- Ảnh hưởng việc kinh doanh buôn bán gần khu vực thi công.
- Ảnh hưởng đến tài sản văn hóa.
- Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị.
- Ảnh hưởng đến giao thông thủy.
 
 
 
 
 
 
 
Mức độ tác động thấp, có thể xảy ra và có thể.
- Quy mô cầu nhỏ, sau khi thi công xong khu vực chân cầu được bê tông hóa, do vậy khả năng xói lở sẽ rất thấp. Tuy nhiên, khi thi công nhà thầu cũng thường xuyên quan sát để khắc phục kịp thời nếu tình trạng xói lở xảy ra.
- Tập huấn an toàn lao động cho công nhân trước và trong khi xây dựng công trình theo tần suất định kỳ để giảm thiểu tai nạn lao động.
- Đảm bảo thi công đúng quy trình kỹ thuật và không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị cơ giới nặng nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến kết cấu nhà dân lân cận và các công trỉnh ngầm. Trước khi tiến hành thi công, nhà thầu có trách nhiệm kiểm tra kết cấu công trình, nhà dân lân cận làm cơ sở cho công tác thi công.
- Thực hiện vệ sinh công trường tốt.
- Trong quá trình thi công, dự án có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh của các hộ dân gần khu vực thi công. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần thúc đẩy lưu thông ở hai tuyến đường dọc kênh (đặc biệt là đường Lò Gốm), góp phần chỉnh trang đô thị, nâng cao điều kiện vận tải và kinh doanh.
- Hoạt động thủy trên kênh rất ít, chủ yếu là thuyền của Đội vệ sinh thu gom rác trên kênh. Do đó, ảnh hưởng đến giao thông thủy được đánh giá là không đáng kể. Tuy nhiên, nhà thầu cần phải lắp đặt phao tiêu, panô cảnh báo, đèn báo sáng vào ban đêm ở cả 2 phía hạ lưu và thượng lưu.
C. GIAI ĐOẠN ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Ô nhiễm bụi/ồn do việc gia tăng phương tiện giao thông trên cầu mới.
Mức độ tác động khá.
Tuyên truyền ý thức bảo dưỡng tốt phương tiện giao thông của mỗi người dân điều khiển phương tiện sẽ là một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lượng phát thải khí độc từ xe.
III. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Giám sát môi trường không khí xung quanh
            - Vị trí giám sát: 02 vị trí (mỗi đầu cầu)
            - Thông số giám sát: Tiến ồn, độ rung, bụi
            - Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
            - Tiêu chuẩn so sánh:
                        + QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.
                        + QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
                        + QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về độ rung.
            Giám sát môi trường nước mặt
            - Vị trí giám sát: 02 vị trí (thượng nguồn và hạ nguồn cách vị trí dự án 500m).
            - Thông số giám sát: COD, dầu, mỡ tổng, Tổng Coliform.
            - Tuần suất giám sát: 03 tháng/lần.
            - Tiêu chuẩn so sánh:
                        + QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt.
                                                                                                               
 
               A.T

Số lượt người xem: 521Bản in Quay lại
Xem theo ngày:
 

 Posts

 
April 25
CHẤP NHẬN ĐĂNG KÝ BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG  CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG 4 CẦU – CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI CẦU HẬU GIANG

 

____________ 
 
            Ngày 12/3/2013, Ủy ban nhân dân quận 6 đã có Thông báo số 28/TB-UBND-TNMT về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án: “Xây dựng 4 cầu – Công trình xây dựng mới cầu Hậu Giang”. Theo đó, bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án: “Xây dựng 4 cầu – Công trình xây dựng mới cầu Hậu Giang” đã được đăng ký tại Ủy ban nhân dân quận 6. Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Nâng cấp Đô thị có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký và Thông báo này là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Dự án: “Xây dựng 4 cầu – Công trình xây dựng mới cầu Hậu Giang”. Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Nâng cấp Đô thị phải báo cáo với Ủy ban nhân dân quận 6 khi có những thay đổi, điều chỉnh nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân quận 6./.
TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI CẦU HẬU GIANG
I. Thông tin chung:
1. Tên dự án đầu tư: Xây dựng 4 cầu (cầu Lê Văn Sỹ, cầu Kiệu, cầu Bông trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và cầu Hậu Giang trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm).
Tên công trình: XÂY DỰNG MỚI CẦU HẬU GIANG
Địa điểm: Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tên chủ đầu tư dự án:
Đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Nâng cấp Đô thị thành phố.
Địa chỉ: số 5 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Vị trí thực hiện dự án:
Cầu Hậu Giang trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm; nằm trên trục đường Hậu Giang nối từ Phú Lâm với Chợ Lớn thuộc địa bàn quận 6; dài 71 m, rộng 26 m, tại trọng HL93.
4. Khối lượng công việc của dự án bao gồm: phá dỡ cầu cũ, xây dựng cầu mới. Tổ chức thi công chủ đạo như sau:
* Công tác chuẩn bị:
- Di dời toàn bộ đường dây, đường ống phía bên phải của công trình sang cầu tạm và/gá treo tạm được xây dựng bên trái;
- Tháo dỡ toàn bộ cầu để thi công cầu mới;
- Nạo vét, thanh thải lòng kênh và thi công hoàn thiện kè bờ;
- Sau khi thi công xong thực hiện công tác hoàn thiện.
* Thi công mố:
- San tạo mặt bằng thi công;
- Định vị tim móng và tim cọc khoan nhồi;
- Thi công cọc khoan nhồi;
- Đào đất hố móng bằng máy kết hợp thủ công;
- Thi công lớp bê tông đệm móng;
- Đập đầu cọc, vệ sinh hố móng;
- Lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép, văng chống; đổ bê tông bệ mố, thân và tường cánh mố;
- Đắp đất mố.
* Thi công trụ:
- Xác định vị trí trụ;
- Định vị vị trí cọc khoan nhồi;
- Thi công cọc khoan nhồi;
- Đập đầu cọc;
- Lắp dựng cốp thép, ván khuôn, thi công bê tông xà mũ trụ, bệ kê gối v.v…
- Thanh thải lòng sông.
* Thi công kết cấu nhịp:
- Các phiến dầm được đúc tại công xưởng và vận chuyển về vị trí bằng xe chuyên dụng kết hợp xà lan;
- Sử dụng dầm dẫn kết hợp cần cẩu lắp dầm vào vị trí nhịp;
- Bố trí cốt thép và đổ bê tông lớp liên kết bản;
- Lắp dựng ván khuôn, bố trí cốt thép và đổ bê tông gờ lan can;
- Thi công lớp phòng nước và đổ bê tông asphalt mặt cầu;
- Lắp đặt khe co giãn, ống thoát nước, chiếu sáng;
- Hoàn thiện cầu.
* Thời gian thi công: dự trù 9 tháng.
1. Dự kiến triển khai thi công: tháng 07/2013 đến hết tháng 09/2014.
2. Dự kiến hoàn thành dự án: trước tháng 09/2014.
II. CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
            Hoạt động thi công các hạng mục sẽ phát sinh tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Các tác động chính và biện pháp giảm thiểu tác động được dự báo và trình bày tóm tắt như sau:
Các hoạt động chính
Mức độ tác động
Biện pháp giảm thiểu tác động
A. GIAI ĐOẠN TRƯỚC THI CÔNG
 
Giải phóng mặt bằng
 
Không tác động
Dự án không tiến hành giải phóng mặt bằng nên không có những tác động về mặt môi trường lên các đối tượng xung quanh khu vực dự án.
B. GIAI ĐOẠN THI CÔNG
1. Ô nhiễm do bụi:
- Ô nhiễm bụi/không khí từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và chất thải từ công trường.
- Ô nhiễm bụi/không khí do tập kết phương tiện thi công tại công trường.
- Ô nhiễm bụi do bụi phát tán từ công trường đang thi công.
 
 
 
 
 
Mức độ tác động khá, xảy ra trong thời gian nhất định và có thể khắc phục.
- Sử dụng các thiết bị xây dựng và thi công công trình phù hợp nhất nhằm giảm thiểu các tác động ô nhiễm cho môi trường xung quanh.
- Quản lý chặt chẽ khu vực tập kết nguyên vật liệu và thiết bị thi công, tránh rơi vãi nguyên liệu vận chuyển, thực hiện việc che phủ, xây dựng nhà kho chứa tạm nguyên vật liệu (nếu cần thiết) để tránh phát tán vào môi trường xung quanh, trang bị hàng rào ngăn cách các khu tập kết này.
- Giảm phát sinh bụi bằng cách giảm thiểu tối đa việc xáo trộn và xử lý đất.
- Phụ bạt xe tải chuyên chở nguyên vật liệu và đất đào.
- Điều chỉnh tốc độ phương tiện lưu thông trong công trường.
- Tưới nước công trường khi cần thiết.
- Tránh xe cộ lưu thông trên các bãi đất.
- Thiết lập tường chắn gió gây ra bụi đối với một số hạng mục thi công lớn.
- Sử dụng thiết bị và phương tiện phải đạt tiêu chuẩn về khí thải.
2. Ô nhiễm do nước thải:
- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân.
- Ô nhiễm do nước thải xây dựng.
Mức độ tác động khá, xảy ra trong thời gian nhất định và có thể khắc phục.
- Lắp đặt nhà vệ sinh di động trong thời gian hoạt động và hợp đồng với đơn vị cung cấp đến thay thế bể chứa phân định kỳ.
- Tăng cường vệ sinh công trường, che phủ các bãi vật liệu, bãi thải, các kho hóa chất, xăng dầu tránh nước mưa, xây dựng các hố ga để lắng cạn trước khi xả ra kênh.
3. Ô nhiễm do chất thải rắn:
- Chất thải rắn sinh hoạt.
- Chất thải rắn xây dựng.
Mức độ tác động trung bình, xảy ra trong thời gian nhất định và có thể khắc phục.
- Tất cả các loại chất thải rắn phát sinh trong công trường đều thu gom bỏ vào thùng chứa có nắp đậy và dán nhãn trên thùng chứa. Hợp đồng với đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt và xây dựng mang đi xử lý.
- Yêu cầu công nhân không xã rác bừa bãi trên công trường.
Các tác động chính
Mức độ tác động
Biện pháp giảm thiểu tác động
4. Tắc nghẽn giao thông tạm thời:
- Cản trở giao thông trên đường/cản trở lối vào các công trình công cộng như trường học, Trung tâm y tế, v.v... do vật liệu xây dựng.
- Có thể gây mất trật tự an ninh, cản trở lưu thông do tập kết công nhân và tạo ra chất thải mới (có thể) do sinh hoạt của những công nhân trực tiếp thi công, đặc biệt tại các vị trí có tập kết công nhân.
 
 
 
 
Mức độ tác động khá, xảy ra trong thời gian nhất định và có thể khắc phục.
- Phối hợp với địa phương để điều phối lưu thông và giảm thiểu tắc nghẽn.
- Các lối đi tạm thời phải được xác định trước khi tiến hành thi công và nâng cấp khi cần thiết.
- Việc vận chuyển và cung cấp vật liệu cho suốt quá trình thi công cũng cần thực hiện theo lịch trình và đúng giờ quy định, tránh giờ cao điểm do nạn kẹt xe.
-Thiết kế lộ trình cho các phương tiện thi công nhằm tránh tắc nghẽn giao thông cho khu vực.
- Phải duy trì hệ thống rào chắn quanh các khu vực thi công để xác định rõ ranh giới khu vực thi công không được phép sử dụng.
- Việc phân luồng giao thông nên được sử dụng một cách hợp lý trong giờ cao điểm.
- Cầu Hậu Giang: Lộ trình thay thế dành cho xe ôtô lưu thông trên đường Hậu Giang từ quận 6 sang quận Bình Tân hoặc ngược lại sẽ đi qua cầu Phạm Văn Chí, cầu Lò Gốm và cầu Ông Buông.
5. Các tác động xã hội:
Một số điểm nhạy cảm cách Dự án 500m có thể kể đến như sau:
- Trường Mầm non Ánh Dương.
- Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
- Trường THPT Dân lập Phan Bội Châu.
- Trường Mầm non Rạng Đông. Ngoài ra, còn một số đối tượng cần chú ý là chợ hoa Hậu Giang (gần chân cầu Hậu Giang).
 
 
 
Mức độ tác động khá, xảy ra trong thời gian nhất định
- Về biện pháp kỹ thuật, các biện pháp thi công lựa chọn hiện tại là tối ưu cho các đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng.
- Về giao thông, phương án tổ chức giao thông có thể gia tăng áp lực lên các khu vực lân cận và các đối tượng này. Tuy nhiên, thời gian thi công ngắn (09 tháng), đồng thời áp dụng đầy đủ phương án điều tiết giao thông và bố trí người điều tiết giao thông sẽ giảm thiểu tác động này.
- Về quản lý, thời gian thi công phải được thông báo công khai, hạn chế thi công vào ban đêm, nếu có phải thông báo đến chính quyền địa phương.
6. Các tác động khác:
- Xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất.
- Các rủi ro môi trường, tai nạn lao động, cháy nổ khi thi công.
- Ảnh hưởng đến kết cấu nhà dân lân cận.
- Ảnh hưởng đến công trình ngầm, nổi.
- Ảnh hưởng việc kinh doanh buôn bán gần khu vực thi công.
- Ảnh hưởng đến tài sản văn hóa.
- Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị.
- Ảnh hưởng đến giao thông thủy.
 
 
 
 
 
 
 
Mức độ tác động thấp, có thể xảy ra và có thể.
- Quy mô cầu nhỏ, sau khi thi công xong khu vực chân cầu được bê tông hóa, do vậy khả năng xói lở sẽ rất thấp. Tuy nhiên, khi thi công nhà thầu cũng thường xuyên quan sát để khắc phục kịp thời nếu tình trạng xói lở xảy ra.
- Tập huấn an toàn lao động cho công nhân trước và trong khi xây dựng công trình theo tần suất định kỳ để giảm thiểu tai nạn lao động.
- Đảm bảo thi công đúng quy trình kỹ thuật và không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị cơ giới nặng nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến kết cấu nhà dân lân cận và các công trỉnh ngầm. Trước khi tiến hành thi công, nhà thầu có trách nhiệm kiểm tra kết cấu công trình, nhà dân lân cận làm cơ sở cho công tác thi công.
- Thực hiện vệ sinh công trường tốt.
- Trong quá trình thi công, dự án có thể làm giảm hiệu quả kinh doanh của các hộ dân gần khu vực thi công. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần thúc đẩy lưu thông ở hai tuyến đường dọc kênh (đặc biệt là đường Lò Gốm), góp phần chỉnh trang đô thị, nâng cao điều kiện vận tải và kinh doanh.
- Hoạt động thủy trên kênh rất ít, chủ yếu là thuyền của Đội vệ sinh thu gom rác trên kênh. Do đó, ảnh hưởng đến giao thông thủy được đánh giá là không đáng kể. Tuy nhiên, nhà thầu cần phải lắp đặt phao tiêu, panô cảnh báo, đèn báo sáng vào ban đêm ở cả 2 phía hạ lưu và thượng lưu.
C. GIAI ĐOẠN ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Ô nhiễm bụi/ồn do việc gia tăng phương tiện giao thông trên cầu mới.
Mức độ tác động khá.
Tuyên truyền ý thức bảo dưỡng tốt phương tiện giao thông của mỗi người dân điều khiển phương tiện sẽ là một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lượng phát thải khí độc từ xe.
III. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Giám sát môi trường không khí xung quanh
            - Vị trí giám sát: 02 vị trí (mỗi đầu cầu)
            - Thông số giám sát: Tiến ồn, độ rung, bụi
            - Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
            - Tiêu chuẩn so sánh:
                        + QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.
                        + QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
                        + QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về độ rung.
            Giám sát môi trường nước mặt
            - Vị trí giám sát: 02 vị trí (thượng nguồn và hạ nguồn cách vị trí dự án 500m).
            - Thông số giám sát: COD, dầu, mỡ tổng, Tổng Coliform.
            - Tuần suất giám sát: 03 tháng/lần.
            - Tiêu chuẩn so sánh:
                        + QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt.
                                                                                                               
 
               A.T