Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Hướng dẫn pháp luậtThứ 4, Ngày 30/09/2015, 08:15

HỎI – ĐÁP VỀ MỘT SỐ ĐIỀU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ

 

Hỏi:

 

     Ba tôi là cán bộ về hưu có tham gia BHYT, vợ chồng tôi là công nhân cũng có tham gia BHYT và 02 con tôi là học sinh cũng có mua BHYT. Mẹ tôi mua BHYT tại địa phương, vậy có được giảm mức mua BHYT không?

 

Trả lời:

 

     Theo Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật BHYT thì ba của bạn thuộc nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, vợ chồng bạn đã được người sử dụng lao động đóng BHYT và 02 con của bạn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT. Trường hợp mẹ của bạn thuộc nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình s4 không được giảm mà phải đóng đầy đủ (Điều 13 khoản 3 của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật BHYT quy định: “Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia BHYT. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi..”)

 

 

 

Hỏi:

 

     Hộ gia đình tham gia BHYT gồm những ai ? Tham gia BHYT hộ gia đình sẽ có những quyền lợi, ưu đãi như thế nào?

 

 

Trả lời:

               

     Điều 1 khoản 7 quy định Hộ gia đình tham gia BHYT (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

 

     Theo Điều 13 khoản 3, khi tham gia BHYT theo hộ gia đình thì mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi, được giảm dần cụ thể như sau:

 

     - Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;

 

     - Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60% và 50% mức đóng của người thứ nhất;

 

     - Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

 

 

 

Hỏi:

 

     Hiện tôi không có hộ khẩu thường trú mà chỉ có giấy tạm trú - tạm vắng tại nơi tôi ở trọ. Vậy tôi có được tham gia BHYT không?

 

Trả lời:

 

     Theo Điều 1 khoản 7 quy định về Hộ gia đình tham gia BHYT thì trường hợp của bạn vẫn được tham gia BHYT theo hộ gia đình nếu giấy tạm trú của bạn từ 90 ngày trở lên (tức 03 tháng trở lên).

 

     Bạn có thể tham gia BHYT theo các cách sau:

 

     1. Nếu không làm việc ở cơ quan hoặc gia đình không tham gia đầy đủ BHYT thì bạn xin chủ trọ đăng ký tham gia.

 

     2. Làm việc tại cơ quan thì cơ quan sẽ đăng ký.

 

     3. Nếu gia đình tham gia đầy đủ thì bạn mang theo giấy tạm trú + sổ hộ khẩu (bản gốc và photo) của gia đình + tất cả thẻ BHYT (bản gốc và photo) của các thành viên gia đình đến UBND phường đăng ký.

 

 

 

Hỏi:

 

     Người tham gia BHYT được lựa chọn nơi khám chữa bệnh hay phải tuân thủ theo quy định của Luật BHYT?

               

 Trả lời:

 

     Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 26 quy định về “Đăng ký khám bệnh, chữa BHYT”

               

     1. Người tham gia BHYT có quyềnđăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã/huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp người tham gia BHYT làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi đang làm việc lưu động hoặc tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

     2. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

 

        Ngoài ra, các đối tượng là người có công với cách mạng, người từ 85 tuổi trở lên, trẻ em dưới 06 tuổi, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, công chức hành chánh sự nghiệp và các tổ chức xã hội cấp tỉnh nếu có nhu cầu thì đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh của bệnh viện tỉnh hoặc tương đương thuận tiện với nơi cư trú hoặc nơi công tác. Riêng đối tượng thuộc diện quản lý của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Phòng khám của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh.


Số lượt người xem: 313Bản in Quay lại
Xem theo ngày: