Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Kinh tếThứ 2, Ngày 07/06/2010, 16:30

Những điều cần biết về luật quản lý thuế

 
HỏI : Cơ quan quản lý thuế có những quyền hạn gì khi thực hiện quản lý thuế ?
 

Đáp : Tại Điều 9 Luật quản lý thuế quy định quyền hạn của cơ quan quản lý thuế như sau:
 

1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
 

2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
 

3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
 

4. Ấn định thuế.
 

5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
 

6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
 

7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.
 

8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

 

HỏI : Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc quản lý thuế ?
 

Đáp: Tại Điều 11 Luật quản lý thuế quy định:
 

1. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế.
 

2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
 

a. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn;
 

b. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế;
 

c. Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

 

HỏI : Hội đồng tư vấn thuế phường - xã - thị trấn là gì? Hội đồng tư vấn thuế phường - xã - thị trấn có những nhiệm vụ gì? Ai có quyền quy định hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế phường - xã - thị trấn ?
 

Đáp: Tại Điều 12 Luật quản lý thuế quy định:
 

* Hội đồng tư vấn thuế phường - xã - thị trấn gồm: Đại diện UBND, Mặt trận Tổ quốc, Công an phường - xã - thị trấn; Đại diện các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; Đại diện Chi cục thuế quản lý địa bàn phường - xã - thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND phường - xã - thị trấn làm chủ tịch.
 

* Nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng tư vấn thuế phường - xã - thị trấn là: Tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý.
 

* Nội dung tư vấn phải được ghi nhận bằng biên bản cuộc họp của Hội đồng tư vấn thuế phường - xã - thị trấn.

 

HỏI : Thời hạn đăng ký thuế được quy định như thế nào ?
 

ĐÁP : Tại Điều 22 Luật quản lý thuế quy định thời hạn đăng ký thuế như sau:
Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày:
 

1. Được cấp GCN đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
 

2. Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
 

3. Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay;
 

4. Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
 

5. Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.

 

HỏI : Nộp hồ sơ đăng ký thuế ở đâu ?
 

ĐÁP : Tại Điều 24 Luật quản lý thuế quy định:
 

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính.
 

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở.
 

3. Cá nhân đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú.

 

HỏI : Hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan thuế tiếp nhận như thế nào?
 

ĐÁP : Theo Điều 25 Luật quản lý thuế thì quá trình tiếp nhận Hồ sơ đăng ký thuế của cơ quan thuế như sau:
 

1. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.
 

2. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
 

3. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ đăng ký thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
 

4. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.
(còn tiếp)
 
 
 
 


Số lượt người xem: 467Bản in Quay lại
Xem theo ngày: